Tìm hiểu về hệ thống giáo dục Hà Lan.
Trong những năm vừa qua, Hà Lan đã trở thành điểm đến thu hút hàng nghìn sinh viên quốc tế đến theo học nhờ vào chất lượng vượt trội cùng chi phí cực kì hợp lý. Cùng Edushine tìm hiểu thêm về hệ thống giáo dục của Hà Lan bạn nhé!
Hệ thống giáo dục Hà Lan được phổ cập từ độ tuổi 5 đến 16 với ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Hà Lan, nhưng ngày càng nhiều các trường học và trường đại học giảng dạy bằng tiếng Anh. Các học sinh ở Hà Lan phải trải qua 8 năm tiểu học, 4, 5 hoặc 6 năm trung học (tùy thuộc vào trường giảng dạy). Sau trung học, họ được quyền chọn theo đuổi chương trình học nghề hoặc chương trình đại học.
Mỗi cấp trong hệ thống giáo dục đều có các tổ chức giáo dục công lập và tư thục; các tổ chức tư thục hầu hết hoạt động dựa trên các nguyên tắc tôn giáo hoặc hệ tư tưởng.
Giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục tiểu học được thiết kế cho trẻ em trong nhóm tuổi 4 đến 12 và mang tính bắt buộc cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.
Hầu hết các trường tiểu học vẫn giảng dạy bằng tiếng Hà Lan, nhưng vẫn có một số trường tiểu học giảng dạy song ngữ. Tại những ngôi trường này, học sinh được dạy bằng tiếng Anh từ 30 – 50% thời gian 1 ngày học từ lúc chỉ mới 4 tuổi. Loại hình giáo dục này hiện tại đang được nghiên cứu và thử nghiệm tại 17 trường tiểu học tại Hà Lan.
Giáo dục trung học
- Khi đến 12 tuổi, trẻ em Hà Lan sẽ lựa chọn một trong những chương trình giáo dục trung học sau:
- Chương trình giáo dục trung học phổ thông đại trà – thời gian học 5 năm
- Chương trình giáo dục dự bị đại học – thời gian học 6 năm
- Các trường trung học song ngữ
Càng ngày trong hệ thống giáo dục Hà Lan càng xuất hiện nhiều các trường trung học đào tạo song ngữ. Tại những ngôi trường này, ít nhất 50% các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh và gần một nửa số môn học trong chương trình vẫn được dạy bằng tiếng Hà Lan. Các học sinh sẽ giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học, ví dụ như môn địa lý hay lịch sử, hoặc giáo dục thể chất. Các trường học này vẫn giảng dạy theo chương trình giảng dạy của Hà Lan và các học sinh phải làm các bài thi tốt nghiệp bằng tiếng Hà Lan.
Việc giúp học sinh tiếp thu một ngôn ngữ thứ 2 (tiếng Anh) không phải là mục tiêu duy nhất của chương trình giáo dục song ngữ.
Các trường này cũng thường đặt trọng tâm vào định hướng quốc tế nhiều hơn các trường thông thường khác ở Hà Lan. Giáo dục song ngữ tích hợp trọng tâm định hướng quốc tế và chương trình giảng dạy.
Nếu bạn vừa chuyển đến sinh sống tại Hà Lan và đang tìm kiếm một ngôi trường thích hợp, hãy lưu ý rằng: tại các trường song ngữ cấp tiểu học và trung học tại Hà Lan vẫn giảng dạy bằng tiếng Hà Lan khoảng 50% thời gian học. Ngoài ra, các bài kiểm tra tốt nghiệp trung học đều bằng tiếng Hà Lan. Học sinh nhỏ tuổi nhưng không biết tiếng Hà Lan sẽ thích ứng nhanh hơn và tiếp thu ngôn ngữ này tốt hơn, còn đối với những học sinh đã lớn mà không thể nói tiếng Hà Lan thì đây có thể không phải là một lựa chọn phù hợp.
Tuy vậy, một vài trường song ngữ có cung cấp các chương trình giảng dạy đặc biệt cho những học sinh không biết tiếng Hà Lan hoặc bạn có thể kiểm tra xem trong khu vực bạn sinh sống có các trường quốc tế giảng dạy bằng chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh hay không.
Chương trình giáo dục và đào tạo nghề (VET)
Người Hà Lan thường sử dụng cụm từ “middelbaar beroepsonderwijs” – viết tắt là “MBO” để nói về chương trình giáo dục và đào tạo trung cấp nghề VET(Vocational Education and Training). Chương trình giáo dục và đào tạo trước khi học nghề còn được biết đến với tên gọi “voorbereidend middelbaar beroepsonderwijs” (VMBO).
Chương trình MBO của Hà Lan bao gồm:
Regionale Opleidingencentra (ROCs) là các trường đào tạo đa lĩnh vực, cung cấp chương trình VET ở các chuyên ngành như công nghệ, kinh tế, dịch vụ cá nhân/cộng đồng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Các trường VET nông nghiệp cung cấp chương trình vmbo và VET chuyên ngành nông nghiệp và công nghệ thực phẩm.
Các trường đại học VET chuyên sâu cung cấp các chương trình học về các ngành chuyên sâu đặc trưng như là thiết kế đồ họa, sơ chế thực phẩm, trang trí nhà, trang trí đồ nội thất và giao thông vận tải.
Thời gian học và các cấp độ
Thời gian học của các chương trình VET có thể kéo dài từ sáu tháng cho đến bốn năm, tùy thuộc vào cấp độ và điều kiện yêu cầu. Chương trình VET có bốn cấp độ:
- Cấp độ 1: Nhập môn
- Cấp độ 2: Đào tạo cơ bản
- Cấp độ 3: Đào tạo chuyên nghiệp
- Cấp độ 4: Quản lí cấp trung và đào tạo chuyên sâu
- Có hai hướng học chương trình VET:
Hướng học tập thông qua trường lớp (BOL)
Hướng học tập thông qua làm việc thực tế (BBL)
Học tập thông qua thực hành (WBL) là bắt buộc đối với cả hai hướng học tập và chỉ có thể được cung cấp bởi công ty đào tạo có uy tín.
Chương trình đại học và sau đại học trong hệ thống giáo dục Hà Lan
Có 2 kiểu chương trình đại học tại Hà Lan: định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp
- Chương trình giáo dục cấp đại học định hướng nghiên cứu (wetenschappelijk onderwijs, WO) thường được cung cấp bởi các trường đại học nghiên cứu.
- Chương trình giáo dục cấp đại học định hướng chuyên sâu nghề nghiệp (hoger beroepsonderwijs, HBO) được cung cấp bởi các trường đại học về khoa học ứng dụng (hogescholen).
Các chương trình giảng dạy ở các trường đại học về khoa học ứng dụng sẽ chuẩn bị sinh viên cho những ngành nghề cụ thể và thường thiên về định hướng thực tiễn. Các chương trình này sẽ đào tạo học vị cử nhân hoặc thạc sĩ.
Các chương trình giảng dạy ở các trường đại học nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh lý thuyết của ngành học và chuẩn bị cho sinh viên thực hiện nghiên cứu độc lập. Các chương trình này cũng sẽ đào tạo học vị cử nhân hoặc thạc sĩ. Tại các trường đại học nghiên cứu, bạn còn có thể theo học văn bằng tiến sĩ.
Hệ thống văn bằng và trình độ chuyên môn của Hà lan
Hệ thống của Hà Lan không có nhiều sự khác biệt so với hệ thống văn bằng của châu Âu, vì vậy sẽ bao gồm những văn bằng sau:
- Văn bằng cử nhân
- Văn bằng thạc sĩ
- Văn bằng tiến sĩ
- Nghiên cứu sau tiến sĩ
- Các chương trình học và thời gian học được tính dựa trên Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS).
Điều kiện nhập học
Đối với một số chương trình giảng dạy, ví dụ như trong ngành giáo dục nghệ thuật, các trường đại học sẽ quy định điều kiện để nhập học là sinh viên phải sở hữu thêm một vài kĩ năng phụ. Một số chương trình học bị giới hạn về số lượng, có nghĩa là họ chỉ có thể tiếp nhận một số lượng nhất định sinh viên năm nhất.
Lịch học của các trường đại học ở Hà Lan
Năm học của các trường đại học và cao đẳng ở Hà Lan bắt đầu từ tháng chín cho đến hết tháng sáu năm sau. Năm học được chia thành hai kì học, kì học thứ hai bắt đầu vào đầu tháng hai.Sinh viên sẽ được nghỉ hai tuần vào dịp lễ Giáng Sinh và Năm Mới.
Thang điểm trong các trường đại học ở Hà Lan
Hệ thống chấm điểm ở Hà Lan tính từ 1 điểm (rất kém) đến 10 điểm (xuất sắc). 5,5 điểm là mức tối thiểu để qua môn và điểm số yêu cầu còn phụ thuộc vào loại chương trình học bạn đăng kí.Ví dụ, điểm trung bình 7,5 có thể chấp nhận được cho văn bằng thạc sĩ nhưng sẽ không được cho văn bằng tiến sĩ.
Điều kiện đăng kí theo học tại các trường đại học ở Hà Lan
Đầu tiên, bạn phải liên hệ văn phòng quốc tế của trường đại học bạn dự định đăng kí để kiểm tra xem văn bằng của bạn (văn bằng theo học tại nước bản địa của bạn) có được chấp nhận ở Hà Lan hay không. Giả sử văn bằng của bạn được chấp nhận ở Hà Lan, bạn sẽ cần:
- Chứng chỉ thể hiện sự thông thạo ngôn ngữ Anh cần thiết: chứng chỉ TOEFL (tối thiểu 550 điểm cho bài thi trên giấy hoặc 213 điểm cho bài thi bằng máy tính), chứng chỉ IELTS (tối thiểu trung bình 6.0), chứng chỉ GMAT hoặc GRE để được chấp nhận bởi trường đại học bạn đã ứng tuyển.
- Các trường đại học có thể từ chối hồ sơ của bạn hoặc đề nghị bạn thực hiện các bài kiểm tra trình độ đầu vào nếu họ thấy rằng bạn chưa hoàn toàn đủ điều kiện theo học.
- Điểm trung bình tối thiểu 7 – 7,5 (chứng chỉ ngoại quốc), điểm số yêu cầu thay đổi phụ thuộc vào mỗi trường đại học và ngành học. Nếu số lượng sinh viên đăng kí cao hơn nhiều so với chỉ tiêu thì các trường đại học sẽ thực hiện quy trình sàng lọc các hồ sơ đăng kí.
Edushine hân hạnh được đồng hành cùng các bạn học sinh và các bậc phụ huynh trong việc đăng ký thi cho sinh viên Việt Nam có nguyện vọng đi học tại Anh